Cá Cầu Vồng – Một loài cá cảnh nuôi thủy sinh được yêu thích nhất

Cá Cầu Vồng không còn quá xa lạ đối với người nuôi cá cảnh, đặc biệt là những bạn chơi thủy sinh lâu năm. Đây là 1 loài cá cảnh đẹp với rất nhiều dòng khác nhau, mỗi dòng cá cầu vồng lại mang trong mình 1 nét đẹp rất riêng biệt.

Thông tin chi tiết về cá cầu vồng

  • Tên khoa học: Melanotaeniidae
  • Nguồn gốc: Các khu vực nước ngọt thuộc Úc, New Guinea, và một số đảo trong khu vực Thái Bình Dương.
  • PH: 6-8
  • Nhiệt độ: 24-30 độ C
  • Kích thước: 6-10cm tùy dòng cá.
  • Độ khó: dễ
  • Tập tính: hiền lành, bơi theo đàn
  • Thức ăn: là loài cá ăn tạp, có thể ăn được các loại cám khô cho cá cảnh, hoặc thức ăn tươi sống như trùng chỉ, trùng huyết…
  • Tuổi thọ: 7-8 năm

Một số loài cá cầu vồng phổ biến

Thế giới của loài cá tuyệt đẹp này cũng rất đa dạng về chủng loại, trong đó có thể kể đến một vài loài rất được người nuôi cá ở Việt Nam và thế giới yêu thích ở dưới đây:

  1. Cầu vồng Boesemani (Melanotaenia boesemani): Đây là loài cá phổ biến nhất trong các dòng cá cầu vồng, loài cá này có thân hình thon dài. Phần đầu của cá có màu xanh, thân của cá chuyển từ vàng sang cam hoặc đỏ.
  2. Cầu vồng Neon (Melanotaenia praecox): Cá cầu vồng Neon có một lớp vảy màu xanh giống như các đèn led neon lấp lánh. Phần viền của lớp vây của cá có màu đỏ tạo nên nét đẹp rất cuốn hút cho dòng cá này.
  3. Cầu vồng đỏ (Glossolepis incisus): Dòng cá này có 1 màu sắc đỏ ửng được phủ lên lớp vảy của cá, dưới ánh đèn của bể nuôi lớp vảy này sẽ trở nên tươi đẹp hơn rất nhiều.

Một số điều lưu ý khi nuôi cá Cầu Vồng

Đây là loài cá cảnh năng động, thường xuyên bơi lội và bám đàn, tuy nhiên để chúng không bị stress thì bạn không nên nuôi chung cá cầu vồng với 1 số loài cá hung dữ khác, đặc biệt là các dòng cá săn mồi. Thiết kể 1 bể nuôi phù hợp, có thể thả cá theo mật độ 5 con/1 bể 10 lit nước, chuẩn bị hệ thống máy lọc nước tốt để có thể xử lý được chất thải của cá. Việc thay nước định kì 1 tuần 1-2 lần để loại bỏ chất thải và amoniac ra khỏi bể nuôi là điều cần thiết khi nuôi loài cá này.

Sinh sản ở cá cầu vồng

Lựa chọn 1 bể nuôi có kích thước phù hợp, tối thiểu 30-40li nước cho 1 cặp sinh sản. Các con cá trống sẽ có màu sắc rực rỡ hơn con mái và kích thước của chúng vũng nhỏ hơn kích thước của con cá mái. Cá mái sẽ đẻ trứng vào các lá của cây thủy sinh hoặc các cục đá trang trí bên trong bể nuôi, ngay sau đó cá trống sẽ thụ tinh lên các trái trứng này (1 con cá cầu vồng có thể mang trong mình 150-200 trái trứng). Sau 5-7 ngày trứng sẽ nở.

Để lại một bình luận