Cá Chuột Sao – một loài cá vệ sinh tầng đáy hiệu quả cao

Cá Chuột Sao có tên khoa học là corydoras haraldschultzi, đây là 1 loài cá thuộc họ da trơn Callichthyidae là 1 phần của chi Corydoras. Loài cá chuột này được người nuôi cá rất yêu thích bởi chúng có vẻ ngoài rất đặc biệt và chúng còn đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn vệ sinh thức ăn thừa ở tầng đáy trong bể cá.

Thông tin chi tiết về Cá Chuột Sao

  • Tên khoa học: Corydoras haraldschultzi
  • Tên thường gọi: cá chuột sao
  • Được đặt theo tên: Harald Schultz, một nhà nhân chủng học và nhà thám hiểm người Brazil
  • Được mô tả trong: 1960 bởi Joachim Knaack
  • PH: 5.5-7.5
  • Nhiệt độ: 22-29 độ C
  • Kích thước: 5-7cm
  • Tuổi thọ: 5-7 năm tùy thuộc vào môi trường chăm sóc
  • Tập tính: Hiền lành, sống theo bầy 4-5 con

Đặc điểm và ngoại hình của Cá Chuột Sao

Là một loài cá chuột có kích thước trung bình so với họ nhà cá chuột, Cá chuột sao có tập tính hiền lành, thích bơi cùng bầy đàn. Chúng di chuyển thường xuyên ở khu vực tầng đáy của bể cá hoặc bể thủy sinh để tìm kiếm thức ăn. Ngoại hình của loài cá chuột rất dễ nhận biết, chúng có 1 lớp vày màu xám trắng, các chấm sao nhỏ với kích thước bất đồng phủ kín thân cá, có lẽ cũng vì lý do này mà chúng có tên là cá chuột sao.

Thiết lập bể nuôi cá Chuột Sao

Lựa chọn kích thước bể không quá nhỏ, tối thiểu 20 lit nước cho 1 nhóm khoảng 4-5 con cá chuột sao. Và tiến hành thiết lập bể theo các yếu tố cần thiết dưới đây:

  1. Nhiệt độ nước: 22–29°C
  2. Phạm vi pH: Hơi có tính axit đến trung tính ( 5,5–7,5 )
  3. Cá có thể nuôi cùng bể: Loài cá cảnh hiền lành, tốt nhất nên nuôi theo nhóm 5 con trở lên. Một số loài cá nuôi cùng tốt nhất như: các loài cá chuột có kích thước tương đồng hoặc các loài cá thủy sinh như cá neon vua, cá diếc anh đào, cá tam giác… Thậm chí có thể nuôi chung với các loài tép cảnh, tuy nhiên hãy tạo điều kiện trang trí thêm nhiều đồ vật hoặc cây thủy sinh để cá và tép có nơi cư trú khi cảm thấy không an toàn.
  4. Nền: Chọn cát mịn là tốt nhất để tránh làm hỏng râu nhạy cảm của chúng
  5. Thức ăn: các loại thức ăn dạng hạt, mảnh chuyên dành cho các loài cá tầng đáy, hoặc trùng chỉ, trùng huyết.

Sinh sản ở cá Chuột Sao

Là 1 loài cá có thể sinh sản tự nhiên bên trong bể nuôi nhân tạo nếu như điều kiện môi trường nước đáp ứng. Con đực sẽ có kích thước nhỏ hơn con cái, tới thời kì sinh sản cá cái sẽ đẻ trứng lên các lá cây, phiến đá, hang hốc bên trong bể nuôi và con đực sẽ thụ tinh lên các trái trứng này. Tuy nhiên chúng sẽ không chăm sóc và bảo vệ trứng của mình khi sinh ra, vì vậy để đảm bảo số lượng trứng sẽ được nở ra nhiều thì bạn cần nuôi cá độc lập, không nuôi chung với các loài cá khác vì chúng có thể sẽ phá những trái trứng này.

Một vài tiêu điểm thú vị về Cá Chuột Sao

Giống như các loài Corydoras khác, cá Chuột Sao có thể nuốt các bọt oxy từ bề mặt nước để bổ sung oxy bằng cách sử dụng ruột để trao đổi khí. Tấm da thô dáp của chúng thô cứng giúp bảo vệ là 1 số loại cá hung dữ rất đặc trưng của loài cá chuột. 1 bể cá hay 1 bể thủy sinh được thả 1 vài bé cá Chuột Sao thì lớp bề mặt của tầng đáy sẽ luôn được sạch sẽ. Bạn còn điểm thú vị nào về loài cá chuột này thì chia sẻ cùng Tép Cưng nhé!

Để lại một bình luận