Lá cây khô cho bể nuôi tép cảnh | Ưu điểm và nhược điểm của từng loại lá

Khi bắt tay vào quá trình nuôi tép cảnh để thỏa mãn đam mê của mình, ít nhiều trong chúng ta sẽ có rất nhiều thắc mắc xoay quanh vấn đề các đồ trang trí, các loại lá cây, vỏ cây nào có thể đặt vào bể nuôi tép. Cùng hiểu về lợi ích của từng loại lá cây và vỏ cây để chúng ta có thể trang bị tốt cho bể nuôi tép của mình.

Mục đích bỏ các loại lá cây và vỏ cây vào bể nuôi tép cảnh là gì

Ngoài mục đích bỏ các loại cá cây khô vào bể nuôi tép để trang trí, giúp chiếc bể của bạn trông tự nhiên hơn thì một số loại lá cây được cho rằng có lợi nhất định trong việc nuôi tép cảnh.

  • Tạo nơi trú ẩn: 1 số loại lá cây to như lá bàng, lá ổi khô có thể làm nơi ẩn nấp cho các chú tép con.
  • Trang trí: Tạo cảnh quan cho bể nuôi giúp bể nuôi có màu nước ngả vàng giống môi trường tự nhiên.
  • Kháng khuẩn: lá trà xanh, trà ô long, vỏ quế… một số loại này có tính kháng khuẩn giúp bể tép luôn sạch/khỏe/hạn chế bọ nước và giun sán.
  • Giảm ph: đa số các loại lá cây khô đều có xu hướng làm giảm PH, vì vậy trong 1 số trường hợp cần giảm PH của nước bạn cũng có thể sử dụng lá cây để làm hạ PH của bể tép.
  • Làm nguồn thức ăn: Các chất xơ, cung cấp chất tannin giúp cá và tép giảm thiểu sự căng thẳng…

Một số loại lá cây khô, trái khô, vỏ gỗ có lợi cho bể nuôi tép cảnh

Có rất nhiều loại lá cây, trái cây khô và gỗ lũa khô giúp ích cho bể nuôi cá và tép. Mỗi loại này lại mang trong mình 1 sứ mệnh riêng vì vậy để hiểu thêm về các loại này bạn có thể theo dõi nội dung dưới đây.

1 – Lá dâu tằm

Lá dâu tằm là loại lá phổ biến đối với người nuôi tép cảnh, loại lá này đóng vai trò chủ yếu là làm nguồn thức ăn cho tép. Lá dâu có chứa rất nhiều vitamin thiết yếu và chất xơ cho tép. Bạn có thể sử dụng lá dâu khô hoặc tươi đều được, tuy nhiên cần xử lý sạch lá và luộc sơ trước khi cho tép ăn.

2 – Lá bàng

Lá bàng có thể tìm thấy ở rất nhiều nơi, chúng đóng vai trò quan trọng trong việc nuôi cá cảnh và tép cảnh. Lá bàng khô sau khi mục sẽ là nguồn thức ăn cho các chú tép, ngoài ra trong lá bàng có chứa một số loại axit như axit humic và axit tannic giúp cá tép giảm căng thẳng đồng thời bảo vệ lớp da của cá khỏi bị vi khuẩn tấn công trong trường hợp cá đánh nhau gây tổn thương. Ngoài ra lá bàng còn được sử dụng trong mục đích làm hạ PH của nước một cách an toàn nhờ hàm lượng axit tự nhiên có trong lá.

3 – Lá ổi

Lá ổi khô thường được người nuôi tép cảnh sử dụng để làm nguồn thức ăn giúp cải thiện hệ miễn dịch cho tép, làm sạch hệ tiêu hóa sau những chuỗi ngày ăn thức ăn giàu đạm. Lá ổi khô, mục cũng là loại thức ăn được các sinh vật khác bên trong bể yêu thích như ốc, cua cảnh, tôm…

4 – Lá cây bạch dương

Lá bạch dương xanh được sử dụng trong thú chơi cá cảnh để chống lại các bệnh nấm và cũng chống lại các vết loét ở cá. Đối với các loài động vật không xương sống như tôm, tép lá bạch dương xanh được sử dụng để hỗ trợ nhiễm trùng do vi khuẩn và nấm. Sử dụng 1-2 lá cho mỗi 10 lít nước hồ cá.

5 – Lá trà xanh – trà ô long

2 loại lá này cũng thường xuyên được người nuôi tép cảnh sử dụng cho bể nuôi tép cảnh của mình với mục đích làm sạch đường ruột của tép, cung cấp chất xơ tự nhiên cho tép đồng thời lá trà cũng có tính kháng khuẩn nên việc sử dụng lá trà trong bể nuôi tép cũng được cho là 1 liệu pháp ngăn ngừa bệnh cho tép cảnh rất nhiệu quả.

6 – Vỏ cây quế khô

Ở Việt Nam loại vỏ này được ít người nuôi tép sử dụng, bởi loại vỏ này không được phổ biến rộng rãi. Tuy nhiên Vỏ Quế khô lại rất được người nuôi tép cảnh ở các nước Châu Âu yêu thích, vỏ quế đóng vai trò khá quan trọng trong việc khử khuẩn vì có tính axit cao, đặc biệt là hàm lượng axit humic rất tốt cho tép cảnh. Những chiếc vỏ quế khô được ngâm bên trong nước sẽ mục dần ra, những chú tép rất thích phần gỗ bị mục này, chúng sẽ ăn hàng ngày cho tới khi vỏ quế bị bào mòn hết.

7 – Gỗ lũa Cholla (lũa xương rồng)

Loại lũa này có nguồn gốc xuất xứ từ Châu Âu, cụ thể là Mỹ và Mexico, đây là loại gỗ lũa có cấu tạo đặc biệt với thân rỗng và trên thân lũa có các mắt nhỏ. Lũa cholla thường được sử dụng để trang trí bể nuôi tép cảnh, tạo nơi trú ngụ cho tép. Ngoài ra người ta còn cho rằng loại lũa này có chưa hàm lượng Tannin giúp tép giảm stress, gia tăng khả năng giữ tép con khi mang bầu.

8 – Lá cây hạt dẻ

Lá hạt dẻ thường bị sâu đục lá tấn công, biểu hiện là các đốm nâu sẫm. Những chiếc lá này có thể được cho ăn mà không cần lo lắng trong bể nuôi tép hoặc bể nuôi cua và trong các hồ nuôi cua; ấu trùng không độc và cung cấp protein rất tốt. Cây hạt dẻ, phát triển rất lớn, là nguồn cung cấp bóng râm điển hình trong các quán bia hoặc công viên, nhưng chúng cũng có thể được tìm thấy trong rừng.

9 – Trái thông Alder cones

Alder cones là 1 loại trái cây nhỏ, ở Việt Nam thường gọi là trái thông cho tép, đây là loại trái khá phổ biến đối với bể nuôi tép cảnh. Trái thông có tính axit hỗ trợ kháng khuẩn cho bể nuôi tép, loại trái này hiệu năng cao nhất là khi trái vừa khô, vì lúc này các chất trong trái còn giữ được nguyên vẹn.

Một vài điểm mấu chốt

Các loại lá cây, vỏ cây, trái cây trên đây nếu bạn muốn sử dụng cho bể nuôi tép cảnh của mình thì hãy thận trọng trong việc an toàn về vệ sinh, các loại lá cây, vỏ cây không dính thuốc hay hóa chất vì như vậy sẽ gây nguy hại cho tép của bạn. Nếu thấy bài viết chia sẻ hữu ích, bạn có thể chia sẻ nội dung này tới nhiều người nuôi tép cảnh hơn để chúng ta cùng xây dựng một cộng đồng đam mê tép cảnh luôn phát triển.

Trả lời