Cây thủy sinh không chỉ là một phần trang trí đẹp mắt, tạo cảnh quan trong bể cá cảnh, thủy sinh mà nó còn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hệ sinh thái bên trong bể. Chúng giúp cung cấp oxy, lọc nước, và tạo nơi ẩn náu cho cá và tép. Tuy nhiên, việc chăm sóc và duy trì một bể cây thủy sinh đòi hỏi không ít kiến thức và kinh nghiệm. Trải qua nhiều năm nuôi trồng và chăm sóc cây thủy sinh, chúng tôi xin giới thiệu tới các bạn 22 loài cây thủy sinh dễ trồng dành cho các bạn mới bắt đầu.
1. Cây lan nước
Cây thủy sinh Lan Nước là một loại cây thủy sinh phổ biến, được yêu thích trong các bể cá cảnh, đặc biệt là các bể cá cảnh ngoài trời. Loài cây này không chỉ mang lại vẻ đẹp cho chiếc bể, mà nó còn góp phần quan trọng trong việc điều hòa môi trường nước. Lan nước có thể sống tốt ở môi trường nửa nước nửa cạn, vì vậy loài cây này khi phát triển tới chiều cao tối đa chúng sẽ vượt qua khỏi mặt nước tạo cảnh quan tuyệt đẹp và bóng mát cho những chiếc bể nuôi cá ngoài trời.
Thông số bể nuôi trồng cây thủy sinh Lan Nước
- Tên khoa học: Najas indica hoặc Crinum thaianum
- PH: 5-8
- Nhiệt độ: 20-30 độ C
- Dinh dưỡng: trung bình
- Co2: có thể không cần
- Ánh sáng: yếu đến cao
- Vị trí trồng: hậu cảnh
- Tốc độ phát triển: nhanh
- Cách trồng: cắm trực tiếp xuống lớp nền
2. Cỏ ranong
Cây thủy sinh Cỏ Ranong là một loại cây thủy sinh đẹp và dễ chăm sóc, thường được sử dụng để trang trí nền phía sau hậu cảnh của bể thủy sinh. Cỏ Ranong dễ trồng, dễ thích nghi với nhiều điều kiện nước khác nhau, ngay cả bên trong 1 bể cá rất ít dinh dưỡng và không có co2 thì cỏ Ranong vẫn có thể sống và phát triển rất tốt.
Thông số bể nuôi trồng cây cỏ Ranong
- Tên khoa học: Cyperus helferi
- PH: 6-8
- Nhiệt độ: 20-30 độ C
- Dinh dưỡng: trung bình
- Co2: có thể không cần
- Ánh sáng: yếu đến cao
- Vị trí trồng: hậu cảnh
- Tốc độ phát triển: trung bình
- Cách trồng: cắm trực tiếp xuống lớp nền
3. Hoàng Quang Thảo
Cây thủy sinh Hoàng Quang Thảo (tên khoa học: Hygrophila polysperma “Sunset”) là một loài cây thủy sinh có vẻ ngoài giống như một loại cỏ, vì vậy dòng cây này thường được sử dụng để trang trí phần nền của bể thủy sinh hoặc trồng điểm một vài vị trí gần khe đá tạo độ tự nhiên cho khung cảnh của bể.
Thông số bể nuôi trồng cây Hoàng Quang Thảo
- Tên khoa học: Hygrophila polysperma “Sunset”
- PH: 6-8
- Nhiệt độ: 20-30 độ C
- Dinh dưỡng: trung bình
- Co2: có thể không cần
- Ánh sáng: yếu đến cao
- Vị trí trồng: tiền cảnh, trung cảnh
- Tốc độ phát triển: nhanh
- Cách trồng: cắm trực tiếp xuống lớp nền
4. Cây thủy sinh Dương Xỉ
Dương xỉ thủy sinh là một trong những loại cây phổ biến và dễ chăm sóc nhất trong giới chơi thủy sinh. Dương xỉ cũng có rất nhiều phân nhánh với nhiều dòng dương xỉ khác nhau (có thể kể đến như: dương xỉ java, dương xỉ mỹ nhân, dương xỉ lá kim/ lá kim mini, dương xỉ lá nho, dương xỉ bàn tay, dương xỉ lá ổi, dương xỉ châu phi…), nhưng chúng đều có một đặc điểm chung là yêu thích nhiệt độ mát và dễ chăm sóc.
Thông số bể nuôi trồng cây Dương Xỉ
- Tên khoa học: Microsorum pteropus
- PH: 6-8
- Nhiệt độ: 20-28 độ C
- Dinh dưỡng: trung bình
- Co2: có thể không cần
- Ánh sáng: yếu – trung bình
- Vị trí trồng: điểm bố cục/trung cảnh/tiền cảnh
- Tốc độ phát triển: chậm
- Cách trồng: dán lên thân cây lũa, nhét khe đá, buộc lên giá thể…
5. Cây rong đuôi chồn
Rong đuôi chồn là loài cây thủy sinh được trồng rất phổ biến bên trong bể nuôi cá cảnh và tép cảnh. Loài cây này đóng vai trò quan trong trong việc tạo cảnh quan đẹp mắt cho bể đồng thời cũng làm nơi trú ẩn cho cá con, tép con. Rong đuôi chồn có những chiếc lá kim mọc thành tán chạy dọc thân rất mềm mại.
Thông số bể nuôi trồng cây Dương Xỉ
- Tên khoa học: Ceratophyllumm
- PH: 5-8
- Nhiệt độ: 20-30 độ C
- Dinh dưỡng: thấp
- Co2: có thể không cần
- Ánh sáng: yếu – trung bình
- Vị trí trồng: trung cảnh, hậu cảnh
- Tốc độ phát triển: nhanh
- Cách trồng: thả trôi trong bể nuôi cá/tép hoặc cắm nền.
6. Các loại rêu thủy sinh
Đặc điểm chung của các loại rêu thủy sinh đó là ưa thích nhiệt độ mát, nhu cầu dinh dưỡng/ ánh sáng/ co2 thấp. Đặc biệt các loại rêu đều có thể làm nơi ẩn nấp cho các loài cá/tép nhỏ ẩn nấp rất tốt. Một số loại rêu dễ chăm sóc có thể kể đến như: rêu mini fiss, rêu mini taiwan, rêu us fiss, Rêu Christmas, rêu rica, rêu flame, rêu Pelia…
Thông số bể nuôi trồng các loại rêu thủy sinh
- Tên tiếng anh: Moss
- PH: 5-7.5
- Nhiệt độ: 20-28 độ C
- Dinh dưỡng: thấp
- Co2: có thể không cần
- Ánh sáng: yếu – trung bình
- Vị trí trồng: trung cảnh, điểm bố cục
- Tốc độ phát triển: trung bình
- Cách trồng: thả trôi trong bể nuôi cá/tép hoặc dán lên các thân cây lũa, các tảng đá trang trí trong bể.
7. Rau má nhật
Rau má nhật có những chiếc lá nhăn to và tròn, thường được sử dụng với vai trò điểm bố cục vào các vị trí hang/hốc đá bên trong bể thủy sinh. Bên cạnh đó bạn cũng có thể trồng loài cây thủy sinh này cạnh 1 thân cây lũa để nó có thể leo, tạo nên 1 cây xanh rất tự nhiên. Rau má nhật dễ trồng, tốc độ phát triển nhanh vì vậy bạn chỉ nên trồng 1 vài cây để tạo điểm nhấn cho chiếc bể của mình, không nên trồng quá nhiều sẽ dễ bị phá bối cảnh.
Thông số bể nuôi trồng cây rau má nhật
- Tên tiếng anh: Cardamine japonica
- PH: 5.5-7.8
- Nhiệt độ: 22-29 độ C
- Dinh dưỡng: cao
- Co2: có thể không cần
- Ánh sáng: trung bình – cao
- Vị trí trồng: trung cảnh, điểm bố cục
- Tốc độ phát triển: nhanh
- Cách trồng: cắm trực tiếp xuống nền
8. Cây cỏ thìa
Là một loài cỏ thủy sinh có tốc độ phát triển nhanh và dễ thích nghi với nhiều điều kiện sống. Cỏ thìa có thể dễ dàng sống dưới môi trường bể nuôi cá mà không cần tới nền công nghiệp, tuy nhiên bạn vẫn phải cần trải 1 lớp cắt hoặc sỏi mịn để có thể cắm cây cố định trong bể mới có thể phát triển.
Thông số bể nuôi trồng cây cỏ thìa
- Tên khoa học: Dwarf Sagittaria
- PH: 5.5-8
- Nhiệt độ: 22-30 độ C
- Dinh dưỡng: trung bình đến cao
- Co2: có thể không cần
- Ánh sáng: trung bình – cao
- Vị trí trồng: tiền cảnh, trung cảnh
- Tốc độ phát triển: nhanh
- Cách trồng: cắm trực tiếp xuống nền
9. Cây rau má hương
Rau má hương là một loài cây thủy sinh dễ trồng, nó có màu sắc xanh lá rất tươi. Là dòng cây có thân nhỏ, Lá của nó gồm 3 nhánh xòe mọc quanh thân của cây. Dưới ánh sáng mạnh, chúng sẽ mọc thành từng bụi và lá nằm áp sát vào nhau tạo thành 1 bụi cây rất đẹp.
Thông số bể nuôi trồng cây rau má hương
- Tên khoa học: Hydrocotyle sibthorpioides
- PH: 5.5-7.8
- Nhiệt độ: 22-29 độ C
- Dinh dưỡng: trung bình đến cao
- Co2: có thể không cần
- Ánh sáng: trung bình – cao
- Vị trí trồng: tiền cảnh, trung cảnh
- Tốc độ phát triển: nhanh
- Cách trồng: cắm trực tiếp xuống nền, buộc thân lũa, đá.
10. Cây vảy ốc xanh
Cây thủy sinh vảy ốc xanh là một trong những dòng cây phổ biến trong bố cục của bể thủy sinh phong cách Hà Lan. Loài cây này rất dễ trồng và chăm sóc, mặc dù có nhu cầu dinh dưỡng cao nhưng lại không cần thiết bải có co2. Vảy ốc xanh có vẻ bề ngoài như các dòng cây vảy ốc khác, những chiếc lá mọc từ thân trải dài từ gốc đến ngọn xanh mướt.
Thông số bể nuôi trồng cây rau má hương
- Tên khoa học: Rotala sp. ‘Green’
- PH: 5.5-7.8
- Nhiệt độ: 22-30 độ C
- Dinh dưỡng: cao
- Co2: có thể không cần
- Ánh sáng: trung bình – cao
- Vị trí trồng: tiền cảnh, trung cảnh
- Tốc độ phát triển: nhanh
- Cách trồng: cắm trực tiếp xuống nền
11. Các loại bèo thủy sinh
Bèo là một loại thực vật thủy sinh dạng nổi, loài cây này sẽ có phần lá và phần thân nổi trên mặt nước, phần rễ ngâm dưới nước để hút dinh dưỡng. Bèo đóng vai trò quan trọng trong việc xử lý chất dư thừa bên trong bể nuôi cá cảnh, tép cảnh. Ở các bể cá ngoài trời, người chơi thường xử dụng bèo đề trang trí và làm mát cho bể cá khi thời tiết nắng nóng. Một số loại bèo thường được sử dụng như: bèo tấm, bèo cái, bèo nhật, bèo rễ đỏ, bèo nhật, bèo tổ ong…
12. Cây xương cá xanh
Những chiếc lá được đan xen với nhau như hình của bộ xương cá đã hình thành nên một loài cây thủy sinh rất đẹp mắt. Cây xương cá thường được sử dụng để trang trí bể thủy sinh, tép cảnh, đồng thời làm nơi trú ngụ cho cá con, tép con bởi lớp lá dày đặc đan xen nhau sẽ che chở cho chúng.
Thông số bể nuôi trồng cây xương cá xanh
- Tên khoa học: Myriophyllum mattogrossense
- PH: 5.5-7.5
- Nhiệt độ: 22-27 độ C
- Dinh dưỡng: cao
- Co2: có thể không cần
- Ánh sáng: trung bình – cao
- Vị trí trồng: trung cảnh, hậu cảnh
- Tốc độ phát triển: nhanh
- Cách trồng: cắm trực tiếp xuống nền, hoặc thả trôi trong bể
13. Cây sen tiger
Cây sen tiger hay còn gọi là cây súng xác pháo, dòng cây này có những chiếc là vằn đỏ đậm, tùy thuộc vào môi trường ánh sáng và dinh dưỡng mà những chiếc lá này sẽ có màu sắc đậm nhạt khác nhau. Sen tiger dễ trồng, nó dễ thích nghi với nhiều điều kiện bể nuôi khác nhau, vì vậy loài cây này cũng rất được người nuôi cá yêu thích.
Thông số bể nuôi trồng cây Sen tiger
- Tên khoa học: Tiger Lotus (Nymphaea lotus Zenkeri)
- PH: 5.5-7.8
- Nhiệt độ: 22-29 độ C
- Dinh dưỡng: cao
- Co2: có thể không cần
- Ánh sáng: trung bình – cao
- Vị trí trồng: trung cảnh, hậu cảnh
- Tốc độ phát triển: nhanh
- Cách trồng: cắm trực tiếp xuống nền, hoặc nhét khe đá, khe lũa trong bể thủy sinh.
14. Cây chỉ xanh (luân thảo xanh)
Dòng cây này có cấu tạo khá giống với cây la hán xanh, tuy nhiên những chiếc lá của chúng nhỏ hơn, nhuyễn hơn và mọc đều quanh thanh với mật độ dày. Thân của cây nhỏ như cây tăm, và mọc dài có thể đụng mặt nước của bể thủy sinh.
Thông số bể nuôi trồng cây chỉ xanh
- Tên khoa học: Rotala nanjenshan
- PH: 5.5-7.8
- Nhiệt độ: 22-29 độ C
- Dinh dưỡng: cao
- Co2: có thể không cần
- Ánh sáng: trung bình – cao
- Vị trí trồng: trung cảnh, hậu cảnh
- Tốc độ phát triển: nhanh
- Cách trồng: cắm trực tiếp xuống nền. Nếu cây mọc dài quá, có thể cắt ngang thân và cắm lại phần ngọn.
15. Cây la hán xanh
La hán xanh là một dòng cây cắt cắm có độ phổ biến cao, loài cây này phát triển nhanh, dễ trồng, thích hợp với nhiều bạn mới bắt đầu chơi thủy sinh. Dòng cây la hán xanh này cũng xuất hiện ở nhiều bể nuôi cá cảnh, chỉ cần 1 cái chậu sứ nhỏ và bỏ vào đó 1 chút nền công nghiệp là bạn đã có một chậu cây thủy sinh la hán xanh rất đẹp mắt để tạo điểm nhấn cho bể rồi.
Thông số nước của bể nuôi trồng cây la hán xanh
- Tên khoa học: Cabomba caroliniana
- PH: 5.5-8
- Nhiệt độ: 22-30 độ C
- Dinh dưỡng: cao
- Co2: có thể không cần
- Ánh sáng: trung bình – cao
- Vị trí trồng: trung cảnh, hậu cảnh
- Tốc độ phát triển: nhanh
- Cách trồng: cắm trực tiếp xuống nền, hoặc thả trôi
16. Rêu Mini fiss
Đây là một loại rêu thủy sinh thường được sử dụng để làm nền, thường được phối với các loại bể thủy sinh với bố cục Bonsai. Mini fiss là một loại rêu rất dễ chăm sóc, chúng không yêu cầu đòi hỏi quá nhiều về thông số nước như các loài rêu thủy sinh khác, cũng chính vì vậy mà độ phổ biến của loài rêu này ngày càng được nhân rộng.
Thông tin bể nuôi trồng và chăm sóc rêu mini fiss
- Tên khoa học: Fissidens splachnobryoides
- PH: 5.5-7.8
- Nhiệt độ: 22-28 độ C
- Dinh dưỡng: thấp
- Co2: có thể không cần
- Ánh sáng: trung bình
- Vị trí trồng: tiền cảnh, trải nền.
- Tốc độ phát triển: chậm
- Cách trồng: đặt từng miếng xuống dưới lớp nền của bể thủy sinh.
17. Cây Trầu Iguazu 2009
Loài cây này có những chiếc lá to và cứng, nó đóng vai trò quan trọng trong việc cân bằng dinh dưỡng trong bể thủy sinh và tép cảnh. Trầu Iguazu 2009 có thể hấp thụ lượng nitrate cao bên trong bể, vì vậy dòng cây thủy sinh này rất được người nuôi thủy sinh, cá cảnh, tép cảnh sử dụng để xử lý độc tố nitrate (no3).
Thông tin bể nuôi trồng và chăm sóc Trầu Iguazu 2009
- Tên khoa học: Echinodorus Iguazu
- PH: 5.5-8
- Nhiệt độ: 22-30 độ C
- Dinh dưỡng: trung bình
- Co2: có thể không cần
- Ánh sáng: trung bình
- Vị trí trồng: trung cảnh
- Tốc độ phát triển: trung bình
- Cách trồng: cắm trực tiếp xuống nền hoặc buộc lên các giá thể.
18. Cây Hồng Ba Tiêu
Một cái tên nghe rất thu hút, vâng cây hồng ba tiêu sở hữu cái tên rất độc đáo dựa trên những chiếc lá của chúng có hình dạng khá giống với cây quạt ba tiêu. Dòng cây thủy sinh này có tốc độ phát triển nhanh, nhu cầu dinh dưỡng cao, tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể trồng chúng dưới môi trường bể thủy sinh không cần co2.
Thông tin bể nuôi trồng và chăm sóc cây Hồng Ba Tiêu
- Tên khoa học: Lobelia Cardinalis
- PH: 5.5-7.8
- Nhiệt độ: 22-30 độ C
- Dinh dưỡng: cao
- Co2: có thể không cần
- Ánh sáng: trung bình đến cao
- Vị trí trồng: trung cảnh, điểm bố cục
- Tốc độ phát triển: nhanh
- Cách trồng: cắm trực tiếp xuống nền hoặc buộc lên các giá thể. có thể cắt ngang thân khi dài quá để cắm lại.
19. Cây trầu lùn Tropica
Là một loài cây có xuất xứ từ nam mỹ và được nhân giống tại trại Tropica, đây là loài cây thủy sinh có những chiếc lá thon và dài. Là dòng cây thân lá, vì vậy những chiếc lá của chúng khá cứng cáp và có màu xanh đậm rất đẹp để tạo điểm nhấn bên trong bể thủy sinh. Trầu lùn tropica cũng xuất hiện khá nhiều bên trong bể nuôi tép cảnh, giúp cân bằng dinh dưỡng cho bể và khử bớt hàm lượng nitrate.
Thông tin bể nuôi trồng và chăm sóc cây Trầu Lùn Tropica
- Tên khoa học: Echinodorus tropica
- PH: 5.5-8
- Nhiệt độ: 22-30 độ C
- Dinh dưỡng: cao
- Co2: có thể không cần
- Ánh sáng: trung bình đến cao
- Vị trí trồng: trung cảnh, điểm bố cục
- Tốc độ phát triển: nhanh
- Cách trồng: cắm trực tiếp xuống nền.
20. Cây tiêu thảo Parva (tiêu thảo mũi tên)
Là một dòng cây thủy sinh khá giống với các loài cỏ thủy sinh. Loài cây này có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực nam ắ thuộc tỉnh Miền Trung Sri Lanka. Tiêu thảo Parva có những chiếc lá dài và thon nhỏ ở 2 đầu tựa như mũi tên, cũng chính vì vậy mà ở một số nơi còn gọi dòng cây này là tiêu thảo mũi tên. Những chiếc lá kim cứng và xanh đậm, mọc đan xen với nhau tạo thành 1 lùm cây rất đẹp bên trong chiếc bể thủy sinh.
Thông tin bể nuôi trồng và chăm sóc cây Tiêu Thảo Parva
- Tên khoa học: Echinodorus tropica
- PH: 5.5-8
- Nhiệt độ: 22-29 độ C
- Dinh dưỡng: cao
- Co2: có thể không cần
- Ánh sáng: trung bình đến cao (ánh sáng cao những chiếc lá của cây sẽ xòe và ôm sát nền)
- Vị trí trồng: tiền cảnh, trung cảnh, điểm bố cục.
- Tốc độ phát triển: trung bình
- Cách trồng: cắm trực tiếp xuống nền.
21. Cây ráy thủy sinh
Các dòng cây ráy thủy sinh có sức sống mãnh liệt, mặc dù chúng có tốc độ phát triển chậm nhưng điều kiện chăm sóc các loài cây ráy thủy sinh lại rất đơn giản. Cây ráy thủy sinh có rất nhiều dòng khác nhau, một số sòng có thể kể đến như: ráy nana petite, ráy lá vàng, ráy lá nhỏ, ráy tàu, ráy sing… Các dòng cây ráy thường được sử dụng vào nhiều vị trí vài trò bên trong bể thủy sinh.
Thông tin bể nuôi trồng và chăm sóc cây Ráy Thủy Sinh
- Tên khoa học: Anubias
- PH: 5.5-8
- Nhiệt độ: 22-29 độ C
- Dinh dưỡng: trung bình
- Co2: có thể không cần
- Ánh sáng: trung bình đến cao
- Vị trí trồng: tiền cảnh, trung cảnh, điểm bố cục.
- Tốc độ phát triển: trung bình
- Cách trồng: dán hoặc buộc lên các giá thể đá/lũa bên trong bể thủy sinh.
22. Cây Rau Thơm thủy sinh
Rau thơm là một dòng cây thủy sinh khá bổ biến, đặc biệt đối với các loại bể thủy sinh theo phong cách bể Hà Lan sặc sỡ. Loài cây này dưới ánh sáng mạnh và dinh dưỡng cao những chiếc lá của chúng sẽ có xu hướng ôm nền tạo nên 1 lùm cây rất tự nhiên.
Thông tin bể nuôi trồng và chăm sóc cây Rau Thơm
- Tên khoa học: staurogyne repens
- PH: 5.5-8
- Nhiệt độ: 22-29 độ C
- Dinh dưỡng: trung bình
- Co2: có thể không cần
- Ánh sáng: trung bình đến cao
- Vị trí trồng: tiền cảnh, trung cảnh, điểm bố cục.
- Tốc độ phát triển: trung bình
- Cách trồng: cắm nền.
Các bạn vừa theo dõi bài viết chia sẻ chi tiết về 22 loài cây thủy sinh dễ trồng, không cần co2, thích hợp trồng trong bể cá, dành cho người mới bắt đầu. Điểm mấu chốt trong 22 loài cây thủy sinh này đó là chúng không cần co2, bởi các dòng cây được liệt kê là các loài cây thủy sinh có màu sắc xanh, không có dòng cây nào thuộc dòng cây màu đỏ (những dòng cây màu đỏ, sẽ cần có co2 để phân giải sắt giúp cây hấp thụ và tăng sắc tố đỏ). Vì vậy nếu bể của bạn không có co2 thì hãy tự tin tìm tới 22 dòng cây thủy sinh mà Tép Cưng Aqua đã gợi ý ở bài viết này nhé.