Cỏ Ngưu Mao Chiên – Một dòng cây thủy sinh trồng tiền cảnh

Ngưu Mao Chiên là một loại cỏ có hình dạng sợi như những sợi lông trâu, cũng chính vì đặc điểm này mà cụm từ Ngưu Mao Chiên (cỏ lông trâu) đã được đặt tên cho loài cây này. Đây là loại cỏ cũng có một vài biến thể như cỏ ngưu mao chiên lùn xòe, cỏ ngưu mao chiên cao, đối với loài cỏ Ngưu Mao Chiên lùn xòe sẽ thường được trang trí ở tiền cảnh và cỏ Ngưu Mao Chiên cao sẽ thường được trang trí ở trung cảnh hoặc hậu cảnh bên trong hồ thủy sinh.

Thông tin chi tiết về cây thủy sinh cỏ Ngưu Mao Chiên

  • Tên khoa học: Eleocharis acicularis
  • Thuộc họ: Cyperaceae
  • Tên thường gọi: cỏ Ngưu Mao Chiên, cỏ lông trâu
  • Ph: 5-8
  • Nhiệt độ: 22-30 độ C
  • Dinh dưỡng: cao
  • Ánh sáng: mạnh
  • CO2: có thể không cần
  • Vị trí trồng: tiền cảnh – trải thảm nền
  • Độ khó: dễ
  • Chiều cao: 5-7cm

Đặc điểm của cỏ Ngưu Mao Chiên

Đây là loài cây thủy sinh rất phổ biến, chúng xuất hiện ở hầu hết các bể thủy sinh có kích thước to nhỏ bởi cỏ Ngưu Mao Chiên là 1 dòng cây thủy sinh rất đẹp, chúng mọc đan xen lẫn nhau tạo thành 1 thảm cỏ nhìn rất tự nhiên. Dưới ánh sáng mạnh và đầy đủ co2, dinh dưỡng thì những chiếc lá của cỏ sẽ xoăn lại, mức độ xoăn này sẽ trở nên nhiều hơn khi bạn cắt tỉa chúng.

Cách trồng cây thủy sinh Cỏ Ngưu Mao Chiên

Cũng như các loại cây thủy sinh khác, sau khi bạn mua cây về điều cần làm đầu tiên là rửa sạch và vệ sinh lại cây để loại bỏ mầm bệnh, trứng giun, ốc hoặc sán. Sau khi vệ sinh bạn sẽ tách từng bụi cỏ nhỏ ra để bắt đầu cắm cây xuống nền, khoảng cách giữa các bụi cỏ có thể dao động từ 1-3cm tùy theo mật độ dày hay thưa mà bạn muốn. Việc cắm loài cây thủy sinh này cần sự kiện trì bởi chúng có kích thước nhỏ cần cắm rất nhiều mới có thể phủ kín được lớp nền của bể thủy sinh.

Chăm sóc cỏ Ngưu Mao Chiên

Mặc dù loài cây thủy sinh này khá dễ sống và có thể dễ dàng thích nghi với nhiều môi trường nước khác nhau nhưng khi bắt tay vào trồng cỏ Ngưu Mao Chiên bạn cũng nên lưu ý một số điều cơ bản sau đây để giúp cây có thể phát triển thành một thảm cỏ tuyệt đẹp.

  1. Nhiệt độ: luôn đảm bảo nhiệt độ bên trong bể ở mức ổn định, không bị tụt giảm quá nhiều trong 1 khoảng thời gian ngắn. (nhiệt độ tốt nhất 24-28 độ C).
  2. Ánh sáng: Sử dụng các loại đèn chuyên dụng cho thủy sinh có mức quang thông tốt, có công suất đèn cao, nhiệt độ màu K phù hợp ở mức 3000k tới 8000k.
  3. CO2: mặc dù bạn có thể không cần tới co2 vẫn có thể trồng được cỏ Ngưu Mao Chiên, tuy nhiên việc bổ sung co2 giúp tăng khả năng cây quang hợp và hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn là điều cần thiết để có 1 thảm cỏ Ngưu Mao Chiên đẹp mắt.
  4. Dinh dưỡng: là một loại cây có tốc độ phát triển tương đối nhanh, vì vậy việc lựa chọn 1 bộ nền tốt để trồng cỏ Ngưu Mao Chiên là rất thiết thực, sẽ tốt hơn nếu như bạn bổ sung cốt cho bộ nền của mình. Một số bộ nền trồng cây có thể kể đến như Controsoil, ADA, Gex xanh…
  5. Cắt tỉa: Để có 1 lớp thảm cỏ đều, đẹp và trông xanh mướt thì việc cắt tỉa cỏ cần làm thường xuyên, như đã nói ở trên cỏ Ngưu Mao Chiên sẽ trở nên xoăn lá lại ở mỗi lần cắt tỉa. Khi đạt kích thước khoàng 5-6cm thì chúng ta nên bắt đầu cắt tỉa chúng.

Một số vấn đề gặp phải khi trồng cỏ Ngưu Mao Chiên

Cây bị vàng úa: Vàng úa có thể kể đến 2 nguyên nhân, nguyên nhân thứ nhất là nhiệt độ quá cao (thường xảy ra đối với hồ thủy sinh có nhiệt độ vượt ngưỡng 30 độ C). Nguyên nhân thứ 2 là mất cân bằng về dinh dưỡng bao gồm: thiếu hụt Kali, co2, và vi lượng.

Cây bị đen lá hoặc bám rêu chùm đen: Xuất hiện các đơm đen hoặc rêu chùm đen bám lá rất có thể dòng chảy của hệ thống lọc của bạn quá yếu không đủ để đẩy dòng lưu thông khắp bể. Bên cạnh đó việc thiếu co2 và trân nhiều FE quá liều cũng là 1 nguyên nhân hàng đầu dẫn tới hiện tượng này.

Trả lời