Sán trong bể nuôi tép | Nguyên nhân và cách xử lý

Hầu hết ai đã từng nuôi tép cảnh đều trải qua sự xuất hiện sán trong bể nuôi tép, điều này không chỉ gây nên sự khó chịu về cảm quan mà chúng còn ảnh hưởng trực tiếp tới những con tép bên trong bể nuôi của bạn. Vậy nguyên nhân dẫn tới sự xuất hiện của sán trong bể nuôi tép từ đâu, chúng nguy hại ra sao đối với tép, cách xử lý chúng sao cho hiệu quả, mời các bạn cùng với Tép Cưng Aqua tìm hiểu thông qua bài chia sẻ đặc biệt này nhé.

Con sán là con gì?

Sán là một loại sinh vật nhỏ không giống như giun, sán có dạng dẹt da trơn và thường bò trượt như các loài ốc, chúng bám vào các thành của bể kính, và thường xuất hiện khi tắt đèn. Sán rất thích các loại thức ăn chứa đạm đặc biệt là các loại đạm động vật, hoặc có thể là các lại thịt, xác chết của các loài tép, cá, ốc bên trong bể nuôi. Màu sắc cơ bản của sán là màu trắng sữa, tuy nhiên chúng sẽ đổi màu theo màu của loại thức ăn mà chúng ăn được, 1 ví dụ điển hình dễ thấy nhất là khi chúng ăn xác của 1 con tép đỏ, lúc này thân hình con sán sẽ có màu đỏ theo thức ăn mà chúng ăn.

Các loại sán phổ biến bên trong bể nuôi tép cảnh

1 – Planarians: Là 1 loài sán dẹt, có phần đầu hình mũi tên và 2 mắt đen, thoạt nhìn rất ghê, đây là loài sán tranh thức ăn của tép và có thể bám vào các con tép yếu, tép mới lột vỏ để tấn công. Planarians di chuyển rất nhanh bên trong bể nuôi tép, chúng bò trườn vào các thành kính của bể.

2 – Rhabdocoela: Loài này thường được gọi là sán dẹt, chúng không gây nguy hại như Planarians nhưng sự xuất hiện của chúng bên trong bể nuôi tép cũng sẽ gây mất thẩm mỹ và đôi khi là sự sợ hãi cho người nuôi tép cảnh. Mới nhìn chúng sẽ khá giống với loài Planarians , tuy nhiên phần đầu của chúng bo tròn và không có mắt.

3 – Glossiphonia complanata: Loài sán này có hình dạng dẹt và hình bầu dục, chúng không ảnh hưởng tới tép, những sẽ ảnh hưởng tới các loài ốc cảnh có trong bể của bạn, chúng bám vào các con ốc và hút dinh dưỡng từ thịt của ốc.

Trên đây là 3 loại sán điển hình, bạn sẽ thường xuyên thấy chúng khi nuôi tép cảnh, trong 3 loại sán này thì sán Planarians hay còn gọi là sán hành tinh là loài nguy hại nhất trong bể tép bởi chúng di chuyển nhanh, dễ dàng bắt và bám được vào các con tép yếu bên trong bể nuôi của bạn.

Nguyên nhân dẫn tới sự xuất hiện của sán trong bể tép là do đâu?

Có rất nhiều nguyên nhân, chủ yếu đến từ các vật thể mà bạn mang vào bên trong bể như cây thủy sinh, các loại đồ trang trí bể tép cũ được di dời từ bể này qua bể khác, hoặc từ chính nguồn thức ăn có chứa hàm lượng đạm cao, đặc biệt các loại thức ăn từ động vật.

Cách xử lý sán trong bể nuôi tép cảnh

Có nhiều cách để giảm thiểu sự xuất hiện của sán có thể kể đến như: hạn chế và kiểm soát các sản phẩm đưa vào bên trong bể đang nuôi tép cảnh, không sử dụng lại các loại nền nuôi tép cũ, dùng dụng cụ bẫy hoặc xử lý bằng thuốc trị sán.

1 – Xử lý sán bằng bẫy: Có rất nhiều loại bẫy sán có bán trên thị trường, nhưng hiệu quả có thể kể đến là loại bẫy sán 8 lỗ. Bẫy sán này được trang bị nhiều lỗ nhỏ để sán chui vào bên trong. Sử dụng bẫy sán cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần đặt đồ ăn có chứa hàm lượng đạm cao và bỏ vào bên trong bẫy sán sau đó tắt đèn để qua đêm.

2 – Sử dụng Z-1 chuyên xử lý các loại sán của hãng SL-Aqua: Đây là sản phẩm có thể giúp bạn tiêu diệt hoàn toàn các con sán đáng ghét chỉ với 1 liệu trình điều trị từ 5-7 ngày. Bạn có thể tìm hiểu sản phẩm Z1 tại đây. 1 điều lưu ý khi sử dụng loại diệt sán Z1 này đó là nếu bể nuôi tép của bạn nhiễm quá nhiều sán thì bạn nên đặt bẫy để giảm bớt lượng sán bên trong bể, tránh tình trạng sử dụng Z1 sán chết với số lượng nhiều gây ô nhiễm nguồn nước cục bộ.

Lưu ý: bạn không nên dùng các đồ vật như nhíp, dao để giết hoặc cắt con sán ra làm 2, vì chúng là loài vật có thể tái sinh bằng các tế bào đã cắt đi. Nếu bạn cắt chúng thì số lượng sán trong bể của bạn sẽ nhanh chóng được nhân rộng ra.

Hy vọng thông qua bài viết chia sẻ này Tép Cưng Aqua sẽ giúp bạn phần nào hiểu kỹ hơn về các loài sán và cách phòng ngừa để giúp chiếc bể của bạn luôn sạch đẹp và tép luôn khỏe mạnh. Hãy thường xuyên theo dõi chúng tôi để cập nhật các kiến thức về cách chăm sóc bể nuôi tép cảnh chuyên sâu hơn bạn nhé.

Trả lời