Hiện tượng tép lột vỏ và những điều cần lưu ý khi nuôi tép cảnh

tép lột vỏ

Khi bắt tay vào việc nuôi các loài tép cảnh bạn sẽ gặp phải hiện tượng các chú tép của mình lột bỏ lớp vỏ bên ngoài, điều này có thể sẽ gây nên hiện tượng hoang mang đối với người mới, tuy nhiên với người nuôi tép lâu năm thì đây là một hiện tượng rất bình thường khi nuôi tép cảnh. Ở bài viết này tepcung.com sẽ cùng mời các bạn cùng với chúng mình tìm hiểu chi tiết hơn về hiện tượng này nhé.

Tại sao tép cảnh lại lột vỏ?

Lột vỏ, lột xác ở tép là quá trình thay đổi lớp vỏ bên ngoài của tép bằng 1 lớp vỏ mới, điều này diễn ra hết sức bình thường bởi tép cảnh là loài giáp xác có bề mặt được bao phủ là lớp vỏ xương ngoài gọi là lớp biểu bì. Qúa trình lột vỏ giúp tép phát triển kích thước hơn, lớp vỏ mới sẽ mềm và dễ hấp thụ khoáng chất hơn.

Qúa trình lột vỏ diễn ra ở tép như thế nào?

Khi lớp vỏ bên ngoài quá trật hẹp đối với tép, lúc này quá trình lột vỏ sẽ bắt đầu diễn ra, tép sẽ tách dần lớp vỏ cũ ra khỏi lớp vỏ mới và quá trình này thường mất khoảng vài giờ. Sau khi tép lột vỏ xong chúng sẽ rất yếu và dễ bị tổn thương bởi lớp vỏ bên ngoài rất mềm, chưa thể chống chọi lại kẻ thù như các loài cá nhỏ. Vì vậy để tránh tép bị tấn công sua khi lột vỏ bạn cần trang trí nhiều đồ vật hoặc cây cối tạo chỗ ẩn nấp lý tưởng cho quá trình lột vỏ của tép diễn ra một cách an toàn.

Tần suất lột vỏ ở tép cảnh

Đối với các con tép trưởng thành khi ở trong một môi trường nước ổn định và lý tường thì chu kì lột vỏ thường từ 3-4 tuần 1 lần. Tép con sẽ có tần suất lột vỏ nhiều hơn bởi chúng liên tục gia tăng kích thước (1/2 tuần 1 lần).

Những việc cần làm khi tép lột vỏ

Hãy đảm bảo rằng bể nuôi của bạn luôn ở trạng thái ổn định về vi sinh và khoáng chất, bởi nếu tép tới thời kì lột vỏ nhưng môi trường điều kiện không thể đáp ứng thì chúng sẽ chết. Vậy điều cần làm ở đây là cần cho tép ăn đầy đủ, đa dạng các loại thức ăn để tép có thể bổ sung các khoáng chất và vitamin đầy đủ, ngoài ra việc bổ sung khoáng vào bên trong bể nuôi là điều không thể thiếu. Một số loại khoáng cho tép có thể kể đến như Nutrafin, Khoáng GH+ BDA… ưu tiên các loại khoáng có xuất xứ rõ ràng.

Những điều kiện không tốt cho tép cảnh

Không nên nuôi chung tép cảnh với các loài cá cảnh có kích thước quá lớn, tập tính hung dữ để tránh chúng sẽ tấn công tép cảnh. Các loài sinh vật như sán, bọ nước, hà nước, đỉa… là những loài có thể tấn công tép sau khi lột vỏ, nếu chúng thấy tép yếu mới lột vỏ xong chưa di chuyển chúng sẽ tấn công tép.

Lưu ý: Tép lột vỏ xong sẽ rất yếu (đặc biệt là tép mẹ đang mang bầu) cần mất thời gian vài giờ để lớp vỏ mới có thể cứng cáp lại, đôi chân tép có thể hoạt động bơi lội lại bình thường thì trong khoảng thời gian này bạn cần quan sát tép hoặc nếu không có thời gian quan sát thì nên trang trí các đồ chơi, cây cối trang trí trong bể để tép có thể trú ẩn khi cần thiết.

Trả lời